Mỗi khi trở về làng quê chúng ta chỉ thấy thích thú khi nhìn thấy những cách đồng lúa xanh thẳm, thơm mát và vàng ruộm khi lúa chín vàng. Nhưng để có được thành quả ấy thì bà con nông dân đã mất không biết bao nhiêu thời gian và công sức để chăm bón, đặc biệt là chống lại nạn chuột hoành hành, khi lúa còn non xanh thì chúng cắn cây, có bông thì chúng cắn ngang thân rồi ăn thóc rồi đào bờ ruộng tung tóe làm cho nước bị thất thoát hỏng lối đi... Nhiều diện tích lúa của nông dân vùng quê rơi vào tình trạng mất trắng, nhiều khi ra thăm ruộng rồi về không muốn thu hoạch vì hầu hết lúa đã bị chuột thu hoạch từ trước đó.
Để đối phó với nạn giặc chuột này thì bà con dùng rất nhiều cách khác nhau để hạn chế chuột tấn công ruộng đồng như:
Quây Ni lông
Đánh bẫy
Đào bắt
Hun khói
Dùng mèo chó
Ngâm thóc trộn thuốc
Thắp điện
Quây lưới...
Nhưng các biện pháp ấy cũng chỉ là tạm thời và không có hiệu quả
Chuyên gia chúng tôi chỉ ra các nhược điểm của các phương pháp trên mà bà con nông dân chúng ta hay mắc phải:
Nhược điểm thứ nhất: Bà con có kiến thức chưa đầy đủ và cán bộ khuyến nông cũng chưa phổ biến rõ kiến thức thấu đáo đến bà con
Nhược điểm thứ 2: Việc diệt chuột còn xảy ra manh mún, không đồng bộ dẫn đến chuột chỗ này chạy sang chỗ khác
Nhược điểm thứ 3: Bà con không có kỹ năng cần thiết để diệt chuột, không có nghiên cứu về tập tính và từng loại chuột xuất hiện trên bờ ruộng của mình
Nhược điểm thứ 4: Các loại thuốc diệt chuột được sử dụng có hiệu quả chưa cao, mua trôi nổi không có nguồn gốc rõ ràng....
Và rất nhiều hạn chế khác mà chưa thể thống kê ra hết được.
Dưới đây là một số hình ảnh diệt chuột tự phát của bà con nông dân:
Bình luận từ Facebook
Phản hồi